Truyền động lực học tập và chọn nghề một cách thông minh
Khóa học này do thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu hướng dẫn ở trường Nguyễn Chí Thanh, khi học xong khóa này thì mình cảm nhận rằng à thì ra mình đã thiếu sự định hướng nghề nghiệp, thiếu tìm hiểu những cách học thông minh và lý do cho việc học.
Contents
1. Truyền động lực học tập
Một cậu học sinh cầm tờ giấy
Thầy yêu cầu cầm tờ giấy 30 giây, ok chuyện nhỏ. Nhưng yêu cầu cầm 30 phút thì có người nản bỏ tờ giấy xuống.
Khi cầm tờ giấy mà mình không biết mục đích gì thì mình có cảm nhận đó là một gánh nặng và sẽ bỏ cuộc. Nếu chúng ta biết cầm tờ giấy 30 phút mà mình được chiếc xe hơi Ford thì chắc chắn các bạn sẽ cầm được 30 phút mà không hề bỏ cuộc.
Cũng vậy, việc học nếu chúng ta không biết mục đích của việc học, mục đích của môn học thì ôi thôi đó là một gánh nặng mặc dù nó rất nhẹ nhàng, và khi đó chúng ta sẽ có xu hướng chán nãn, bỏ cuộc.
7 tỉ người sống trên đời vì hai chữ “hạnh phúc”
Việc học sẽ mang đến cho mình 2 điều:
- Trí tuệ hay thông minh => điều này sẽ dễ mang đến hạnh phúc hơn.
- Cách sống => điều này sẽ dễ mang đến hạnh phúc hơn
Trí tuệ hay thông minh:
Thầy mang đến hình ảnh của than đá và kim cương. Cả hai đều làm từ Cacbon mà thành. Nhưng khi nhiệt độ cao, áp xuất lớn thì sẽ tạo ra kim cương. Ngược lại nhiệt độ thấp, áp suất nhỏ thì chỉ tạo ra than đá mà thôi.
Như vậy, thầy cô cho mình bài tập khó để não của mình ra kim cương còn không não mình là than đá.
Thầy đưa ra ví dụ về quả dưa hấu: giá của dưa hấu hình tròn rất rẻ do người nông dân làm ra, nhưng dưa hấu hình vuông, dưa hấu hình thổi vàng, dưa hấu hình nhân sâm thì giá rất là cao hàng triệu trở lên do một chàng sinh viên có học, lấy từ nền nông nghiệp Nhật Bản về quê hương mình triển khai.
Một chứng minh khác là Noron thần kinh sẽ liên kết dễ dàng, liên kết bền vững hơn khi chúng ta học, khi chúng ta suy nghĩ, khi chung ta làm những bài khó.
Hình ảnh tiếp theo thầy gửi đến là Lưng của mẹ cha:
- Cha mẹ nuôi mình từ lúc nhỏ
- Nuôi mình khi cấp 1
- Nuôi mình cấp 2
- Rồi nuôi mình cấp 3
- Rồi nuôi mình đại học
- Rồi sau đại học là có những người xin tiền cha mẹ chạy công chạy việc
- Rồi có những người đám cưới về xin tiền cha mẹ
- Đến 60-70 tuổi lại đòi chia tài sản
Nhiều người như vậy đấy các bạn, họ rút máu của cha mẹ mình mà sống, họ rút đến khi họ ngã quỵ. Thật tội người cho những người cha, người mẹ. Vì thế hãy tự lập các bạn nhé nhiều nhất là tuổi 22 đừng bám rể trên người mẹ của mình, mình phải học mình mới có thể tự lập, có nghề để nuôi sống mình và giúp đỡ lại cho cha mẹ.
Câu chuyện tiếp theo thầy nói về công tử bạc liêu: Thời xưa rất giàu nhưng bạn biết sau không? Vì giàu mà không lo học, khi cha qua đời cậu con trai đó thừa hưởng toàn bộ, rồi bị người ta lừa lần 1 mất hết tài sản, lừa lần 2 mất cái nhà. Bây giờ chàng trai đó phải chạy xe ôm kiếm sống. Và người ta thấy thương nên xây căn nhà kế bên căn biệt thự ấy để cậu trông coi. Từ một người chủ, trở thành 1 người làm công. Bạn thấy đấy việc học vô cùng quan trọng
Học phải học ở cả trường học và trường đời
- Thầy thực nghiệm về siêu trí nhớ => ghi nhớ những con số => “phương pháp ghi nhớ siêu tốc”.
- Tiếng anh là chìa khóa mở nhiều cánh cửa:
– Tập đoàn lớn
– Kho tàng tri thức của nhân loại.
Câu chuyện về cây rìu (Mài rìu): Học là đang mài rìu, học đại học là đang mài rìu lần 2.
2. Chọn nghề một cách thông minh
- Hình ảnh mê cung: đừng đi vào mê cung hãy đi đường ngắn nhất đến đích:
Đường đi ngắn nhất: đi xuống => qua phải. - Cách chọn nghề:
- Phải lên cho mình một cái lộ trình nghề nghiệp: bao nhiêu tuổi mình phải là gì, mình phải là ai, mình phải làm gì, kiếm được bao nhiêu tiền.
- Câu chuyện về những con vật leo cây:
Sân chơi này là của quạ và khỉ nên những con khác đâm đầu vào đây sẽ thua, thất bại. Nhưng nếu thi đánh hơi thì con chó lại là quán quân, nếu thi luồng lách khe suối thì cá là giải nhất, nếu thi bắt cá thì hải cầu giành chiến thắng.
Vì vậy, hãy chọn nghề đúng thế mạnh của mình, hãy làm cái mình giỏi.
Hãy test các bài test sinh trắc (các thủy), test 20 đôi mắt, que diêm,… để biết mình giỏi gì. - Hãy cẩn thận chọn nghề:
- Quy trình: thích => Tìm hiểu => Yêu => Lấy => ấy
Phải phỏng vấn những người trong nghề - Câu chuyện về con lạc đà:
Lạc đà con hỏi lạc đà mẹ:
– Mẹ lưng mình có cục gù để làm gì ạ? Để dự trữ nước mình sống trên sa mạc đó con.
– Vậy mắt mình tại sao lông mi dài quá vậy mẹ? Để tránh cát bụi sa mạc không vào mắt, mình di chuyển nhanh trong sa mạc đó con.
– Vậy bàn chân mình sao lớn vậy ạ? Để mình không bị lún khi di chuyển trên cát trong sa mạc đó con
– Vậy tại sao mình lại trong sở thú ạ!
Kết Luận
Trên đây là những điều giúp chúng ta định hướng nghề nghiệp cũng như truyền động lực học cho các bạn.