Kỹ năng thuyết trình ấn tượng – thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
Bạn có ý tưởng trong đầu, rất là hay rất là hữu ích. Nhưng để mọi người biết được điều đó thì bạn phải nói ra được rõ ràng cho người khác biết, họ phải nghe và hiểu điều bạn nói một cách dễ dàng. Đó là điều mà chúng ta cần đến kỹ năng thuyết được chia sẻ bởi thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, làm sao để bạn thuyết trinh có hiệu quả, thuyết trình một cách thuyết phục.
Contents
1. Kỹ năng mở đầu ấn tượng
- Như bạn thấy đấy, những ấn tượng đầu tiên luôn quan trọng, luôn dễ nhớ: mối tình đầu tiên của bạn, ngày đầu tiên bạn đi làm, … Do đó hãy tận dụng cái mở đầu này để gây ấn tượng cho bài thuyết trình của mình.
- 11 cách mở đầu ấn tượng của kỹ năng thuyết trình ấn tượng:
- Mở đầu bằng câu chuyện
Thầy đưa ra 2 ví dụ về điều này:
– Chuyện trồng dưa nếu là quả dưa tròn thì chúng ta chỉ bán được 10k/1kg, còn nếu biết sáng tạo biến quả dưa hình tròn thành quả dưa hình vuông thì giá lên tới 1triệu/cặp. Gấp 100 lần đấy các bạn ạ. Để mở đầu cho tư duy sáng tạo.
– Tại sao mẹ không mua xe tai ga mà chạy xe cúp, vì mẹ đã đầu tư con đứa con của mình. =>Mở đầu cho bài thuyết trình về gia đình và lòng hiếu thảo rất hiệu quả. - Mở đầu bằng 1 hình ảnh ẩn dụ
– Cái hình ảnh ẩn dụ cho kỹ năng thuyết trình ấn tượng là chai nước, nếu không có kỹ năng thuyết trình này bạn sẽ bị nắp chai nước giữ nước trong chai lại mà không thể đổ ra ngoài.
– Một tờ giấy phóng đi bạn chỉ phóng xa được 1m, nếu bạn xếp thành máy bay bạn sẽ phóng xa được 3-4m (đây cách làm lối mòn, tốn công sức), nếu bạn vo tròn miếng giấy lại bạn có thể phóng đi 10m (đây là cách làm việc có sáng tạo), nếu bạn vo tròn và có thêm một hòn sỏi bên trong thì bạn có thể phóng xa 20m. =>Mở đầu cho bài thuyết trình về phương pháp học tập thông minh rất thuyết phục. - Mở đầu bằng 1 đồ vật hay mô hình
Dụng cụ nạo phá thai => Mở đầu cho bài thuyết trình về kế hoạch hóa gia đình. - Mở đầu bằng 1 câu hỏi
Khi bạn cho người ta trả lời, người ta sẽ hào hứng hơn. - Mở đầu bằng con số hoặc sự kiện gây sốc
- Mở đầu bằng trò chơi nhận thức
Bong bóng nổ => Mở đầu cho bài thuyết trình quản lý cảm xúc. - Mở đầu bằng câu đố hoặc trò chơi ô chữ
Dừa sáp => Mở đầu cho bài thuyết trình kỹ năng khám phá bản thân.
Và cái hay là hãy hỏi câu hỏi dễ ngoài lề rồi nói sau đây là câu hỏi chính thức. - Mở đầu bằng một bài hát hoặc 1 câu châm ngôn.
Nếu tôi có một quả táo, bạn cũng có một quả táo.
Chúng ta trao đổi cho nhau, mỗi người chỉ có một quả táo.
Nếu tôi có một kiến thức, bạn cũng có một kiến thức.
Chúng ta trao đổi cho nhau, mỗi người có hai kiến thức. - Mở đầu bằng thực nghiệm
Đọc nhớ số => Mở đầu bài thuyết trình kỹ năng ghi nhớ thông minh. - Mở đầu bằng hành động.
Bịch rác => Mở đầu cho bài thuyết trình việc bảo vệ môi trường tổ dân phố. - Mở đầu bằng video clip
Chiếu clip => Cuộc đời làm chủ bạn hay bạn đang làm chủ cuộc đời? => Mở đầu cho bài thuyết trình kỹ năng hoạch định cuộc đời.
Cung cấp thông tin | Truyền cảm hứng | Khán giả trẻ | Khán giả lớn tuổi |
– Con số |
– Hình ảnh ẩn dụ |
– Thực nghiệm |
– Câu chuyện suy ngẫm |
Các nguyên tắc:
- Chọn cách mở đầu phải phù hợp khán giả
- Mở đầu không nên quá dài
- Tuyệt đối không mở đầu lạc đề
Những điều nên tránh:
- Mở đầu bằng 1 lời xin lỗi sẽ gây mất uy tín với người nghe, bạn sẽ không còn chuyên nghiệp nữa, người ta sẽ đánh giá bài thuyết trình này không còn thuyết phục
- Mở đầu bằng 1 âm thanh gây khó chịu
- Mở đầu bằng 1 kiểu buồn cười khi không có khiếu hài hước (0 có khiếu hài hước thì đừng kể chuyện cười).
- Đặt một câu hỏi đóng (…. không?)
2. Cách soạn một dàn bài cực đắt
Bước 1: định hướng dàn bài bằng câu hỏi vàng
- Khán giả cần gì?
- Tồi cần gì?
Khán giả cần gì?
-Đặc điểm của khán giả:
- Đối tượng
- Độ tuổi
- Nhu cầu
- Mục đích
Khán giả cần cung cấp thông tin chuyện môn, hay cần một giải pháp, hay chỉ là muốn giải trí.
Sau đây là bảng tóm tắt về sở thích của từng nhóm người
Người lớn tuổi | Họ thích bài nói sâu sắc, mang tính trải nghiệm, một chút hài hước, hóm hỉnh. |
Ngưởi trẻ tuổi | Họ thích bài nói mang tính giao lưu cao, có phần thưởng và trò chơi. |
Doanh nhân | Họ thích bài nói có nhiều giải pháp, ứng dụng sử dụng được. |
Trí thức | Họ thích bài nói trí tuệ, logic cao, thông tin khoa học, có kiến thức mới, khám phá thú vị. |
Công nhân / nông dân | Họ thích bài nói mang tính giải trí cao, kiến thức dễ hiểu, kỹ thuật dễ áp dụng |
Học sinh | Họ thích bài nói về tính yêu, giới tính. |
Sinh viên | Họ thích bài nói về việc làm, nghề nghiệp. |
Người đi làm | Họ thích bài nói về sự phấn đấu, vươn lên, kiến thức chuyên ngành. |
Trung Niên | Họ thích bài nói về sức khỏe, nuôi dạy con cái |
=> Phát phóng phải phủ đúng tần số vì vậy phải bắt được tần số của người nghe.
Tôi cần gì?
Xác định mình muốn cái gì thông qua bài thuyết trình này?
Điểm mà tôi muốn và khán giả muốn cần gặp nhau chỗ nào?
Bước 2: Xây dựng cây ý tưởng phong phú
- Phương pháp “cành nhánh họp thành cây”
Sưu tầm những ý hay nhất từ các nguồn:
– Tìm kiếm tài liệu
– Sắp xếp cá ý lại thành nhóm. - Phương pháp “chẽ cây ra thành nhánh”
– Cách 1: Chẻ theo cấu trúc của chủ đề
– Cách 2: Chẻ theo quy trình diễn ra
– Cách 3: Chẻ theo mo hình 5W, 1H
Kết Luận
Trên đây là những điều mình chia sẻ về kỹ năng thuyết trình của thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu. Mình cũng đã có chia sẽ những kỹ năng mềm về kỹ năng bức phá dẫn đầu, kỹ năng phỏng vấn xin việc mong là sẽ giúp ích nhiều hơn cho con đường tương lai của các bạn sau này.